Giai đoạn “bình thường mới” kết hợp nhiều đợt sale lớn cuối năm, người tiêu dùng được kích thích để mua sắm, nhằm “phục thù” cho khoảng thời gian ngưng trệ trước đó. Đặc biệt là các chiến dịch quảng cáo Tết “bình thường mới” được nhiều doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên COVID-19 ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động nên không ít người lựa chọn cách chi tiêu cân nhắc hơn để dự phòng cho tương lai.
Thị trường TMĐT sôi động dịp cuối năm
Nhận định về xu hướng tiêu dùng cuối năm theo trải nghiệm vui thích của khách hàng khi mua được những món hàng mình muốn với chi phí hợp lý. Nếu hiểu được điều đó, doanh nghiệp và nhà bán hàng có thể linh hoạt chuyển đổi chiến lược để nắm trong tay chiếc chìa khóa tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh nhất.
Doanh nghiệp có thể tham gia vào chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng, tổ chức hình thức mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) hoặc ứng dụng quản lí tự động thông minh… để tăng hiệu quả tiếp cận người tiêu dùng. Ngoài ra, ưu đãi về giá, miễn phí vận chuyển, quà tặng … cũng thúc đẩy người tiêu dùng mạnh dạn chi tiêu.
Bên cạnh đó, thị trường cũng xuất hiện nhiều xu hướng tiêu dùng mới hậu đại dịch, trong đó có mua sắm online và thanh toán trực tuyến. Thống kê của Google, Temasek và Bain & Company năm 2021 cho thấy 71% người dùng Internet từng mua sắm trực tuyến. Trong đó, 81% người tiêu dùng online sẽ tăng cường thanh toán trực tuyến.
Ngoài ra, bên cạnh nhu yếu phẩm, các mặt hàng như sản phẩm làm đẹp, tạp hoá, đồ điện tử và hàng may mặc cũng trở thành một phần của nếp sống người dùng sau dịch.
Sàn thương mại điện tử – bước đệm cho nền kinh tế số
Không đứng ngoài làn sóng tiêu dùng mới này, các sàn thương mại điện tử cũng có nhiều hỗ trợ cho người mua lẫn nhà bán hàng để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và giúp doanh nghiệp phục hồi kinh doanh. Đặc biệt thương mại điện tử phát triển mạnh sau Covid-19 nên khách hàng đang dần thay đổi hành vi mua hàng.
Hành trình chuyển đối số của doanh nghiệp Việt ở thời điểm hiện tại tuy khả quan, tích cực và ngày càng sôi động, song vẫn còn nhiều trở ngại, thách thức và e dè. Ông Hoàng dự đoán rằng trong 5 năm tới, dù chuyển đổi số đã ăn sâu trong các tổ chức, doanh nghiệp, không cần thúc đẩy hay nhắc nhiều như hiện nay, các sàn thương mại điện tử vẫn có thể lạc quan về sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Mô hình 3E
Là mắt xích quan trọng giữa người mua và người bán, Lazada tiên phong đưa ra mô hình 3E – gồm Easy to buy (dễ mua), Easy to sell (dễ bán) và Easy to deliver (dễ vận chuyển) nhằm 3 mục đích: tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng – tạo cơ hội cho nhà bán – tăng độ tin cậy, uy tín cho sàn.
Easy to buy
Trong đó, “Dễ mua” là phương thức giữ chân khách hàng bằng trải nghiệm mua sắm tốt, nhiều chương trình ưu đãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng.
Easy to sell
“Dễ bán” gồm nhiều công cụ, hỗ trợ từ sàn dành cho các doanh nghiệp kinh doanh. Cung cấp mặt hàng ở mức giá bình ổn, hỗ trợ doanh nghiệp “lên sàn” hay đào tạo kiến thức kinh doanh trực tuyến miễn phí cho nhà bán.
Easy to deliver
“Dễ vận chuyển” là sáng kiến đưa hàng hóa đến tay người dùng nhanh gọn, tiện lợi, tiết kiệm hơn nhờ hệ thống logistics và giao vận vững mạnh từ Lazada.
Ông Nguyễn Huy Hoàng cho biết, sáng kiến mô hình 3E này sẽ tạo bước đệm để người tiêu dùng và cả người bán hưởng nhiều lợi ích trong các dịp ưu đãi lớn, đặc biệt là Lễ hội mua sắm 12/12 và mùa chi tiêu mạnh trong dịp cuối năm.
Tâm lý chung muốn tìm kiếm sản phẩm chất lượng với nhiều ưu đãi về giá, dịch vụ hoàn thiện của người dùng là cơ hội để cả người mua và người bán tận dụng lợi thế của mua sắm trực tuyến, thúc đẩy sự phát triển chung của ngành TMĐT trong tương lai.